Bộ luật Lao động năm 2019 bảo đảm tốt hơn quyền lợi cho người lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 bảo đảm tốt hơn quyền lợi cho người lao động

(LSVN) - Ngày 20/11/2019, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi, với 17 Chương, 220 Điều, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. So với các Bộ luật Lao động trước đây (Bộ luật lao động năm 1994, được sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006 và Bộ luật lao động năm 2012) thì Bộ luật Lao động năm 2019 đã có những sửa đổi, bổ sung mang tính đột phá, toàn diện nhất, phù hợp hơn với các nguyên tắc của quan hệ lao động trong kinh tế thị trường, thể chế hoá các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực lao động, đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật, tiệm cận với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, đáp ứng các yêu cầu từ hội nhập kinh tế quốc tế.

Một số vấn đề về xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải theo quy định của Bộ luật Lao động 2019
Một số vấn đề về xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải theo quy định của Bộ luật Lao động 2019

(LSVN) - Bộ luật Lao động đã được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 20/11/2019 và bắt đầu có hiệu lực áp dụng kể từ ngày 01/01/2021 (BLLĐ năm 2019). Với kết cấu gồm 17 chương, 220 điều, BLLĐ 2019 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung lớn, quan trọng và sẽ có những tác động lớn đến nhiều chủ thể, đặc biệt là người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ), các bên trong quan hệ lao động (QHLĐ). Một trong những sửa đổi, bổ sung của BLLĐ năm 2019 đó là các quy định về kỷ luật lao động. Trên cơ sở tiếp tục kế thừa các quy định trước đây, đồng thời có những sửa đổi, bổ sung mới nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế đã gặp phải trên thực tiễn, BLLĐ 2019 đã có những điểm mới đáng kể trong quy định về xử lý kỷ luật lao động nói chung, xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải nói riêng.

Một số vấn đề về thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ giữa người lao động và người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019
Một số vấn đề về thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ giữa người lao động và người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019

(LSVN) - Sau hơn 5 năm áp dụng trên thực tiễn, Bộ luật Lao động năm 2012 (BLLĐ 2012) đã bộc lộ những hạn chế, bất cập trong nhiều quy định pháp luật, trong đó có quy định liên quan đến thoả thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ giữa người lao động (NLĐ) với người sử dụng lao động (NSDLĐ). Để khắc phục những hạn chế, bất cập đó, sau quá trình xây dựng, trao đổi và tham vấn ý kiến, Bộ luật Lao động năm 2019 (BLLĐ 2019) đã được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 20/11/2019 và có hiệu lực áp dụng kể từ ngày 01/01/2021. Bộ luật này có một số nội dung sửa đổi liên quan đến thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ giữa NLĐ với NSDLĐ. Bài viết này sẽ giới thiệu, phân tích về những điểm mới trong quy định của BLLĐ 2019 về thỏa thuận bảo vệ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, đồng thời đưa ra một số lưu ý đối với các bên khi thỏa thuận về nội dung này.

Các quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 về lao động giúp việc gia đình
Các quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 về lao động giúp việc gia đình

(LSVN) - Xã hội càng phát triển, áp lực của công việc ngày càng tăng, dẫn đến quỹ thời gian dành cho gia đình bị thu hẹp. Từ nhu cầu đó, loại hình lao động giúp việc gia đình ngày càng phổ biến, giảm bớt gánh nặng công việc trong gia đình. Nhưng nghề giúp việc gia đình lại ít được quan tâm đúng mức, quyền lợi của những người làm nghề giúp việc gia đình chưa được đảm bảo.

Pháp luật về tuyển dụng, sử dụng người lao động chưa thành niên theo BLLĐ 2019
Pháp luật về tuyển dụng, sử dụng người lao động chưa thành niên theo BLLĐ 2019

(LSVN) - Hiện nay, người chưa thành niên tham gia quan hệ lao động ở nước ta là khá nhiều. Do chưa phát triển một cách đầy đủ về thể chất và tinh thần nên đây là nhóm chủ thể đặc biệt, nên việc tham gia quan hệ lao động của người chưa thành niên được pháp luật quy định rất rõ ràng và khác biệt. Điều này là rất phù hợp, nhưng thực tiễn cho thấy vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định trong quy định của Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019 về tuyển dụng và sử dụng người lao động chưa thành niên (NLĐCTN).