Vụ cướp ngân hàng ở Hải Phòng: Chiếc xe máy sẽ xử lý như thế nào?
Vụ cướp ngân hàng ở Hải Phòng: Chiếc xe máy sẽ xử lý như thế nào?

(LSVN) - Nếu trường hợp việc mua bán đã hoàn thành, hai bên đã ký hợp đồng bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, đã đăng ký theo quy định pháp luật. Tại thời điểm mua bán bên bán không có nghĩa vụ phải biết và không thể biết được số tiền đó do phạm tội mà có thì hợp đồng mua bán có hiệu lực pháp luật, bên bán được xác định là "người thứ ba ngay tình" theo quy định của Bộ luật Dân sự và pháp luật phải bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngày tình. Trong trường hợp này thì chiếc xe là tài sản có nguồn gốc do phạm tội mà có sẽ bị thu giữ, bị phát mại để thu tiền trả lại cho bên bị hại, còn số tiền bán xe trong hợp đồng được xác định là hợp pháp thì không có quyền đòi lại.

Vụ cướp ngân hàng ở Hải Phòng: Bạn gái của bị can có thể đối mặt với những tội danh nào?
Vụ cướp ngân hàng ở Hải Phòng: Bạn gái của bị can có thể đối mặt với những tội danh nào?

(LSVN) - Theo Luật sư, trường hợp cơ quan điều tra có căn cứ thì Trần Thị Thu Thủy có thể sẽ bị xử lý hình sự với 2 tội danh là tội "Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có" theo khoản 3, Điều 323 Bộ luật Hình sự với hình phạt có thể đến 15 năm tù và tội "Che giấu tội phạm" theo khoản 2, Điều 389 Bộ luật Hình sự với hình phạt cao nhất có thể lên đến 07 năm tù. Khi đó cô gái này sẽ phải đối mặt với mức hình phạt cao nhất có thể lên đến 22 năm tù cho hai tội danh nêu trên.

Vụ cướp ngân hàng tại Hải Phòng: Đối tượng chưa cướp được tài sản có phải chịu trách nhiệm hình sự?
Vụ cướp ngân hàng tại Hải Phòng: Đối tượng chưa cướp được tài sản có phải chịu trách nhiệm hình sự?

(LSVN) - Theo Luật sư, trong vụ án này dù đối tượng chưa chiếm đoạt được số tiền của ngân hàng nhưng hành vi dùng vũ lực đe dọa uy hiếp tinh thần của nhân viên ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản đã thỏa mãn dấu hiệu cấu thành của tội "Cướp tài sản", đối tượng này sẽ bị xử lý hình sự về tội "Cướp tài sản" theo Điều 168 Bộ luật Hình sự.