Tội 'Công nhiên chiếm đoạt tài sản' và 'Trộm cắp tài sản': Xác định tội danh từ lý luận đến thực tiễn áp dụng
Tội 'Công nhiên chiếm đoạt tài sản' và 'Trộm cắp tài sản': Xác định tội danh từ lý luận đến thực tiễn áp dụng

(LSVN) - Tội "Công nhiên chiếm đoạt tài sản" và "Trộm cắp tài sản", hai tội danh này đều nằm trong nhóm tội xâm phạm sở hữu và đều có mục đích là nhằm chiếm đoạt trái phép tài sản của người khác, tuy nhiên thủ đoạn để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản lại khác nhau. Với tội "Trộm cắp tài sản" phải có hành vi lén lút; tội "Công nhiên chiếm đoạt tài sản" không cần có hành vi lén lút.

Báo động tình trạng trộm cắp vùng quê Hà Tĩnh
Báo động tình trạng trộm cắp vùng quê Hà Tĩnh

(LSVN) - Gần đây, lợi dụng sự chủ quan của người dân ở một số xã vùng quê của huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), kẻ trộm đã đột nhập “cuỗm” đi nhiều tài sản có giá trị. Tình trạng tội phạm trộm cắp nói trên đã gây tâm lý hoang mang cho người dân vùng quê.

Thu thập, sử dụng dữ liệu điện tử làm chứng cứ trong các vụ án 'Trộm cắp tài sản'
Thu thập, sử dụng dữ liệu điện tử làm chứng cứ trong các vụ án 'Trộm cắp tài sản'

(LSVN) - Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) năm 2015 lần đầu tiên bổ sung dữ liệu điện tử là nguồn chứng cứ có giá trị là một chứng cứ vật chất chứng minh làm rõ hành vi phạm tội trong vụ án hình sự. Dữ liệu điện tử được quy định tại Điều 99 BLTTHS theo đó “Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử”. Việc sử dụng dữ liệu điện tử làm chứng cứ trong các vụ án hình sự ngày càng tăng trong đó có các vụ án trộm cắp tài sản. Trong bài viết, tác giả tập trung nghiên cứu, trao đổi về những khó khăn trong việc thu thập và sử dụng chứng cứ là dữ liệu điện tử trong các vụ án trộm cắp tài sản và một vài kiến nghị giải quyết những khó khăn vướng mắc nêu trên.

Vụ hoa hậu đánh tráo đồng hồ Rolex 2 tỉ đồng: Tội 'Trộm cắp tài sản' hay 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản'?
Vụ hoa hậu đánh tráo đồng hồ Rolex 2 tỉ đồng: Tội 'Trộm cắp tài sản' hay 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản'?

(LSVN) - Về mặt lý luận thì tội "Trộm cắp tài sản" hoàn thành khi đối tượng phạm tội "lén lút" để có được tài sản, việc chuyển giao tài sản không do người đang quản lý bàn giao cho đối tượng, đối tượng lấy được tài sản mà người đang quản lý tài sản không biết... Còn tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" thì thủ đoạn là gian dối và đối tượng có được tài sản là do người quản lý tài sản bị hiểu lầm từ thủ đoạn gian dối của đối tượng nên đã bàn giao tài sản cho đối tượng, sau đó đối tượng chiếm đoạt.

Hậu Giang: Đề nghị truy tố băng nhóm trộm cắp tài sản liên tỉnh mùa dịch Covid-19
Hậu Giang: Đề nghị truy tố băng nhóm trộm cắp tài sản liên tỉnh mùa dịch Covid-19

(LSVN) - Theo thông tin của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hậu Giang, ngày 18/11/2021 cơ quan này đã ban hành kết luận điều tra vụ án hình sự và chuyển VKSND tỉnh Hậu Giang để đề nghị truy tố 10 bị can trong vụ án “Trộm cắp liên tỉnh” xảy ra từ cuối năm 2020 đến tháng 4/2021 trên địa bàn các tỉnh: Hậu Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang và TP. Đà Nẵng.

Hỏi mua xe, lái đi mất - Trộm cắp hay lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Hỏi mua xe, lái đi mất - Trộm cắp hay lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

(LSVN) – Theo Luật sư, căn cứ thông tin ban đầu từ phía người bị hại thì người bị hại đã giao chiếc xe này cho người hỏi mua để họ kiểm tra, lái thử xe nên không thể xử lý về tội “Trộm cắp tài sản” mà phải xử lý về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hoặc tội “Lạm dụng chiếm tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” (nếu chứng minh được yếu tố chiếm đoạt) bởi việc giao xe trong tình huống này là tự nguyện và có thoả thuận.

Trộm cắp tài sản ở nơi công cộng: Không thể xem nhẹ!
Trộm cắp tài sản ở nơi công cộng: Không thể xem nhẹ!

(LSVN) - Có thể nói, việc giữ gìn, bảo vệ tài sản công ở nước ta hiện nay chưa được coi trọng đúng mức, xử lý triệt để hành vi vi phạm, một số nơi còn buông lỏng, xem nhẹ. Việc bảo quản tài sản công cộng nhiều địa phương chủ yếu là giao cho cơ quan chức năng hoặc chính quyền cơ sở mà chưa có sự chung tay, vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhất là người dân địa phương.

Vụ phá nát ruộng dưa hấu của ông cụ 70 tuổi: Các đối tượng có thể bị xử lý về hai tội danh
Vụ phá nát ruộng dưa hấu của ông cụ 70 tuổi: Các đối tượng có thể bị xử lý về hai tội danh

(LSVN) - Pháp luật Việt Nam ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ quyền sở hữu tài sản của mọi công dân. Hành vi lén lút để lấy tài sản hoặc hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu chiếm đoạt hoặc hủy hoại tài sản từ 2.000.000 đồng trở lên thì người thực hiện hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Trộm cắp tài sản", tội "Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Đối tượng chiếm đoạt chiếc xe và hàng hóa của shipper có thể bị phạt tới 07 năm tù
Đối tượng chiếm đoạt chiếc xe và hàng hóa của shipper có thể bị phạt tới 07 năm tù

(LSVN) - Mới đây cư dân mạng xôn xao về vụ việc một shiper đi giao hàng cho khách tại quận Bình Thạnh thì bị mất trộm xe gắn máy cùng thùng hàng giao cho khách ước tính khoảng 20 triệu đồng. Ngay sau đó, qua nắm tình hình Công an quận Bình Thạnh (TP. HCM) đã điều tra và bắt giữ nghi can để điều tra về hành vi “Trộm cắp tài sản”. Vậy, theo quy định của pháp luật, đối tượng chiếm đoạt chiếc xe và hàng hóa của shipper sẽ phải đối diện với hình phạt như thế nào?

 Một số vấn đề pháp lý liên quan đến vụ trộm xe ô tô của chính mình tại bãi trông giữ xe tang vật
 Một số vấn đề pháp lý liên quan đến vụ trộm xe ô tô của chính mình tại bãi trông giữ xe tang vật

(LSVN) - Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng việc chiếc xe đang được gửi giữ tại bãi trông giữ xe tang vật mà đối tượng lén lút để lấy lại, không có sự đồng ý của người trông giữ thì đây là hành vi trộm cắp tài sản. Với giá trị tài sản là 80 triệu đồng thì người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản sẽ phải đối mặt với khung hình phạt là phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.